Bia Rượu - Alcohol

Bia Rượu - Alcohol

pdf  Bia Rượu  

 

Nghe Online hay tải xuống

 

Loại -Class:

Rượu được chế tạo do quá trình lên men. Nước lã và men tác dụng với đường của các loại ngũ cốc và trái cây tạo ra chất rượu ethanol (ethyl alcohol).  Rượu nguyên chất không có màu và mùi vị; màu và mùi vị của rượu bia là do các loại ngũ cốc hay trái cây được xử dụng.

Rượu là chất ức chế thần kinh cũng như thuốc ngủ, bạch phiến, cần sa, không phải là chất kích thích như nhiều người tưởng.  Rượu làm hệ thống thần kinh hoạt động chậm lại.  Uống ít rượu người ta cảm thấy thoải mái, tự tin và giảm bớt khả năng tự kềm chế.  Uống nhiều có thể gây hôn mê và tử vong.

 Rượu và cơ thể -Alcohol and Body

Rượu đi thẳng vào máu qua thành bao tử và ruột non.  Nếu có thực phẩm trong bao tử, sự thẩm thấu của rượu vào máu chậm lại.  Tuy nhiên nếu uống nhiều người ta vẫn bị say bất kể là có bao nhiêu đồ ăn trong bao tử. Rượu được hóa giải trong cơ thể theo tỉ lệ như sau:  

Gan cần khoảng một tiếng đồng hồ mới hóa giải hết 10 milligram rượu tinh chất, tức là bằng một ly rượu tiêu chuẩn.  Không có cách nào làm tỉnh rượu một cách nhanh chóng.  Tắm nước lạnh, tập thể dục, uống cà-phê đen, hóng mát, hoặc ói mửa cũng không thể làm tỉnh rượu một cách nhanh chóng hơn.  Chỉ có thời gian mới làm giảm đi nồng độ rượu trong máu.  Nếu uống nhiều rượu vào buổi tối, thì ngày hôm sau trong máu vẫn còn rượu.

  Tác dụng của rượu -Effects of Alcohol 

 Tác dụng của rượu nơi mỗi người khác nhau tùy theo: 

A. Hậu quả tức thời - Immediate effects

1. Uống vài ly:

2.  Thêm vài ly nữa: 

 3.  Thêm vài ly nữa...: 

 4.  Còn uống thêm nữa: 

5. Vẫn còn uống nữa: 

 B. Hậu quả do việc uống rượu lâu dài -  Long term effects

  Nếu uống nhiều rượu và quá độ trong thời gian lâu dài, sẽ gây những thương tổn như sau:

1.  Não:

  • Hư hại
  • Mất trí nhớ, đãng trí
  • Ảo giác

2.  Tim:

  • Cao áp huyết
  • Nhịp tim bất thường
  • Tim lớn

3.  Bao tử:

  • Viêm bao tử
  • Chảy máu
  • Lở loét

4.  Gan:

  • Sưng và đau gan
  • Viêm gan
  • Xơ gan
  • Ung thư gan

 

 5.  Bộ phận sinh dục:

  • Nam: Bất lực, giảm số lượng tinh trùng
  • Nữ: Kinh nguyệt không đều, nguy cơ các bệnh về sản khoa, bào thai bị nguy hại

6.  Da:

  • Đỏ
  • Chảy mồ hôi
  • Sần sùi

7.  Máu:

  • Thay đổi trong hồng huyết cầu

8.  Bắp thịt:

  • Yếu ớt
  • Mô bắp thịt bị hư hại

9.  Ruột non:

  • Loét
  • Viêm ruột

C. Hậu quả về xã hội -Social effects 

    Uống rượu nhiều có thể gây những hậu quả như sau: 

 Nghiện rượu -Dependence 

Uống rượu nhiều trong thời gian lâu dài có thể sẽ bị nghiện.  Mức độ nghiện rượu có thể từ nhẹ đến nặng.  Nghiện rượu có thể  về mặt thể lý hoặc về tâm lý hoặc cả hai. 

Về thể lý: Cơ thể người nghiện rượu thích ứng với rượu và sinh hoạt bình thường khi có rượu trong người. 

Về tâm lý: Người nghiện rượu thấy việc uống rượu quan trọng hơn tất cả mọi sinh hoạt khác. 

Triệu chứng nghiện rượu: Nếu người nghiện rượu ngừng uống rượu đột ngột, họ sẽ bị vật vã.  Những triệu chứng có thể là ăn mất ngon, buồn nôn, lo âu, khó ngủ, bực bội, lẫn trí, run và đổ mồ hôi.  Trường hợp nặng có thể lên cơn động kinh, vọp bẻ, ói mửa, ảo tưởng, ảo giác và có thể đi đến tử vong vì cơn tai biến ngập máu.  Cho nên việc cai rượu cần phải có chuyên viên y tế chăm sóc hay vào bệnh viện để cai. 

Rượu và luật pháp -Alcohol and the law 

Tại các Tiểu Bang luật về rượu bia qui định người mua bán, điều kiện mua bán và việc xử dụng.  Bán rượu cho người dưới 18 tuổi hoặc cho người đang say rượu là điều phạm pháp. 

Uống rượu và lái xe -Alcohol and Driving 

Rượu có liên quan đến khoảng một phần ba những tai nạn giao thông.  Tại Úc, lái xe với một nồng độ rượu trong máu trên 0.05 là phạm pháp.Tại tiểu bang New South Wales, mức giới hạn rượu cho phép để lái xe là 0.05 cho người có bằng chính thức.  Mức giới hạn 0.00 cho người có bằng tập lái (L), người có bằng tạm thời (P), 3 năm đầu cho những người dưới 25 tuổi, tài xế xe hạng nặng, xe bus, và những xe chuyên chở những hàng hoá nguy hiểm. 

Hình phạt cho người vượt những giới hạn trên như mất điểm, bằng lái xe, phạt tiền hoặc  phạt tù.

 Để giữ mức độ thấp dưới 0.05 người lái xe nên giới hạn việc uống rượu như sau: 

Nồng độ rượu trong máu -Blood Alcohol Concentration (BAC) 

Nồng độ rượu trong máu 0.05 có nghĩa là trong mỗi 100 ml máu có 0.05 gram rượu. Nồng độ rượu trong máu được đo bằng máy phân tích hơi rượu hay bằng cách phân tích máu.  Tuy nhiên cách tính bao nhiêu ly sẽ đưa nồng độ rượu lên trên giới hạn  0.05 hay 0.02 là điều phức tạp.  Thông thường càng uống nhiều, thì nồng độ rượu trong máu càng cao.  Tuy lượng rượu uống như nhau, những người liệt kê sau đây sẽ có nồng độ rượu trong máu cao hơn những người khác: 

Ly tiêu chuẩn -Standard drink 

Một ly rượu tiêu chuẩn là ly rượu chứa khoảng 10 gram rượu tinh chất. Hình dưới đây là những ly rượu hoặc lon bia thông thường chúng ta uống đều chứa 10g rượu tinh chất như nhau. 

 Khôn ngoan trong việc uống rượu -Sensible drinking 

Hội Đồng Nghiên Cứu Sức Khỏe & Y Khoa Quốc Gia (The National Health & Medical Research Council’s 2009 Australian Guidelines to Reduce Health Risks From Drinking Alcohol ) đề nghị: 

Ø  Đối với nam và nữ giới: không uống quá 2 ly tiêu chuẩn mỗi ngày 

Ø  Tối thiểu không uống hai ngày trong  tuần để cơ thể, nhất là gan được nghỉ ngơi 

Làm thế nào để uống ít – How to drink less 

Ø  Khởi đầu uống nước ngọt: Nếu khát nước bạn sẽ uống nhanh hơn, cho nên hãy uống nước không có chất rượu trước để cho đã khát trước khi uống rượu. 

Ø  Xử dụng ly tiêu chuẩn: Hãy để ý xem mình uống bao nhiêu.  Hãy chuyển đổi loại rượu bạn uống sang ly tiêu chuẩn để bạn dễ theo dõi hơn. 

Ø  Uống chậm: uống từng hớp chứ đừng uống ừng ực.  Sau mỗi hớp, để ly xuống bàn 

Ø  Ăn trước hoặc vừa ăn vừa uống: ăn sẽ làm chậm bớt khoảng cách uống và làm bạn no>  Nếu bạn no, rượu sẽ thấm chậm hơn. 

Ø  Tránh những thức ăn mặn: thức ăn mặn như khoai chiên, đậu phộng làm bạn khát, và như thế bạn sẽ uống nhiều hơn 

Ø  Tránh thay phiên ‘khao’ nhau: Hãy uống theo sức của mình, chứ không phải theo người khác.  Nếu lỡ can dự vào vào việc thay phiên ‘khao’ nhau, khi đến phiên bạn, hãy mua cho bạn một ly nước ngọt. 

Ø  Một ly một lần: đừng để người khác liên tục rót đầy ly của bạn. Sẽ khó biết được bạn đã uống bao nhiêu. 

Ø  Uống xen kẽ: Cố gắng xen kẽ một ly nước hoặc nước ngọt sau 2 hoặc 3 ly rượu 

Ø  Giữ cho mình bận rộn: Nếu có chuyện gì bận rộn bạn sẽ uống ít hơn.  Chơi bài hoặc khiêu vũ, đừng chỉ có ngồi và uống. 

Ø  Uống loại rượu nhẹ hơn: Có sẵn rất nhiều loại bia, rượu nhẹ, bạn có thể chuyển đổi. 

Ø  Những ngày không uống rượu:  Bạn nên nghỉ không uống rượu ít nhất hai ngày trong tuần 

Ø  Ghi nhật ký: Hãy viết xuống mỗi ngày bạn uống bao nhiêu 

Ø  Tự tin và mạnh mẽ:Đừng để bị áp lực phải uống nhiều hơn mình muốn.  Hãy mạnh dạn  nói với bạn bè: “cám ơn, tôi đủ rồi” 

Rượu bia có thể là một phần niềm vui của cuộc sống.  Cũng như tất cả những loại ma túy khác, rượu có thể gây nhiều vấn đề nếu chúng ta không kiểm soát được việc xử dụng của chúng ta. 

Điều trị - Treatment 

Tại Úc có một số phương pháp điều trị nghiện rượu bao gồm tư vấn, cắt cơn, phục hồi và dược lý trị liệu.  Có những chương trình nội trú và ngoại trú. Việc điều trị có hiệu quả nếu được tổ chức thích hợp với hoàn cảnh của từng cá nhân, và thường bao gồm việc phối hợp các phương pháp với nhau.  Muốn điều trị bệnh nghiện rượu, hãy liên lạc với Trung Tâm Cai Nghiện Rượu và Ma Túy, Trung Tâm Y Tế Cộng Đồng địa phương để được hướng dẫn 

  Tài liệu tham khảo - References

 1.  Australian Drug Foundation (1997) Drug information pamphlets.

 2.  Centre for Education and Information on Drugs and Alcohol (CEIDA), 1997.  Drug Information Fact Sheets

 3.  Santa Clara Valley Health & Hospital System, Department of Alcohol and Drug Services, Prevention Division;

 Dr. Trần Văn Nam, “Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Sức Khoẻ?” – “ How To Protect Your Health”, 2001.

 4. Commonwealth Department of Health, Housing, Local Government and Community Services, Handbook for Medical Practitioners and other Health Care Workers on Alcohol and other Drug Problems, 1993